GIA ĐÌNH, VƯỜN ƯƠM HẠNH PHÚC
Nữ tu Mai Thành
DòngĐức Bà
Tầm quan trọng của cuộc sống gia đình
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II:
“Gia đình cưu mang di sản và tương lai của nhân loại”
“Tương lai của nhân loại bắt đầu từ gia đình”
Năm 1998 Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu đã chọn chủ đề Gia đình làm một trọng tâm mục vụ và loan báo Tin Mừng.
Đức G.Phaolô II rất quan tâm đến phẩm giá người phụ nữ mà ngài gọi là: “Thiên tài phụ nữ” sẵn sàng dấn thân phục vụ tình yêu, bắt nguồn từ bản tính làm mẹ với đặc ân lớn lao là được đồng sáng tạo với Thiên Chúa một CON NGƯỜI MỚI , một thụ tạo mới” (Humanae vitae).
“Gia đình là đền thờ của sự sống, là Hội thánh tại gia, là bí tích của suối nguồn Tình yêu và Sự sống là Thiên Chúa ba Ngôi”.
Ba chiều kích trọng tâm của gia đình
Mọi gia đình đều phát xuất từ nguyên thủy tối thượng là Thiên Chúa Ba Ngôi. Với ba trọng tâm là Cha, Con và Thánh Thần. Hiệp nhất tuyệt hảo: Một mà Ba, Ba mà một, được biểu hiện trong chương trình cưú độ của ngôi Hai nhập thể gọi là Thánh gia:
Ngôi lời đi vào trần thế, xuyên qua thịt xương, máu huyết của một người Mẹ và sự bảo trợ của một người Cha.
Xưa kia, những nhà giáo lý diễn tả Thiên Chúa Ba Ngôi dưới dạng một TAM GIÁC 3 cạnh đều.
Tam giác cân (1) diễn tả sự hài hòa, cân đối trong mối quan hệ giữa cha, mẹ và con, đó là gia đình lý tưởng. Tam giác (2) và (3) diễn tả sự lệch lạc, thiếu quân bình.
TÂM LÝ NAM –NỮ
Khác nhau như thế nào?
Thế giới có hai chều kích: Ngoại giới và nội giới.
Tuy nhiên, trong nam tính vẫn có nữ tính và ngược lại, khác nhau ở cường độ, mỗi bên cần hiểu mình và học thêm ưu điểm của bên kia.
Thông cảm nhau, vợ chồng bổ sung cho nhau mỗi người với nét phong phú riêng, nếu biết tương ái tương kính sẽ thu được nhiều hoa trái trong vườn ươm hạnh phúc:
“Thuận vợ, thuận chồng tát bể đông cũng cạn”
VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI CHỒNG
Năng động, tháo vát, cương quyết, mạnh thể xác và trí tuệ. Người nam biết rõ ưu, khuyết điểm mình cũng như của vợ, phải khiêm tốn, kính trọng vợ và sự bình đẳng thông cảm cho nhau, để tránh “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” làm gia đình ngột ngạt, khổ đau con cái.
VAI TRÒ NGƯỜI VỢ
Người vợ phải khổ nhọc cưu mang mỗi đứa con, vào sinh ra tử. Mẹ có vai trò trọng yếu, bảo vệ sự sống, chăm sóc chi li qua các giai đọan phát triển của con, gái cũng như trai.
Người vợ cần kính trọng chồng, giữ vững uy quyền của chồng để giáo dục con hài hòa giữa cha lẫn mẹ.
TƯƠNG QUAN GIỮA MẸ VÀ CON
“Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào,
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”
Tình mẹ con phải được quân bình sáng suốt: lúc nhu, lúc cương, mềm dẻo thích nghi theo từng gia đọan phát triển của con.
Trong tuổi vị thành niên, cha cũng như mẹ cần lắng nghe, thông cảm đễ hướng dẫn con một cách khách quan và tôn trọng.
Hai thí dụ: Thứ nhất: mẹ không hiểu thái độ con: GIA ĐÌNH HAY ĐỊA NGỤC?
Thứ hai: Mẹ biêt lắng nghe con và hướng dẫn ước mơ, lý tưởng của con.
VỊ TRÍ CON CÁI
Vì mỗi con là một kỳ quan của Tạo hóa, cha mẹ phải tôn trọng bộ mặt riêng tư của mỗi đứa con, không phân biệt đẹp xấu, gái trai. Phải từ bỏ quan niệm “Trọng nam khinh nữ”.
Đặc biệt quan tâm đến con gái, tôn trọng để thăng tiến phẩm giá phụ nữ.
Vài thí dụ: Thánh nữ Têrêsa và tình thương của bố.
Thánh Gioan Phaolô II phát triển nhờ tình thương sáng suốt của cha mẹ, đã trở thành vị giáo hoàng nổi tiếng của thế kỷ, luôn nhấn mạnh về nền Văn minh của Tình Thương và Sự Sống.
GIÁ TRỊ CỦA THỂ XÁC
Mỗi con người có 3 mức phát triển quan trọng: Thể lý, tâm lý và tâm linh.
Thứ nhất: Tôn trọng và giáo dục thể xác:
“Thân xác của anh em là chi thể của Đức Kitô…. Anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em”. (1Cr 6,13 – 15).
“Được nuôi dưỡng bằng mình và máu Chúa Kitô, chúng ta thuộc về nhiệm thể Người”.
GIA ĐÌNH ĐOÀN TỤ
Trong đời sống gia đình cần quy tụ bên nhau để gắn bó, hiệp nhất với nhau:
Giờ cơm chung an hoà vui vẻ.
Giờ giải trí chung, thư giãn.
Cầu nguyện chung sốt sắng.
Cùng nhau mừng những ngày sinh nhật, lễ, giỗ, bổn mạng của mỗi thành viên.
Mỗi gia đình ấm cúng, an hòa là một khu vườn tươi mát, tỏa hương thơm ra ngoài khu xóm.
Cha mẹ làm gương cho con về đức ái, quan tâm đến người nghèo khó, khuyết tật, bị bỏ rơi. Thí dụ lòng bác ái của mẹ Têrêsa Calcutta.
ĐỨC VUI TƯƠI TRONG GIA ĐÌNH
Đức vui tươi là chất bồi dưỡng hữu hiệu nhất cho hạnh phúc gia đình.
Thật là hạnh phúc cho cha mẹ khi thấy nụ cười đầu tiên nở trên môi con:
“Ngoan ngoan con nhoẻn miệng cười,
Trông con mẹ tưởng như đời nở hoa”
Không gì hạnh phúc bằng người chồng đi làm việc về mệt nhọc băn khoăn, gặp ngay nụ cươì của vợ vui tươi chuẩn bị bữa cơm trưa.
Không gì hạnh phúc bằng người vợ đi chợ về mồ hôi nhễ nhại xách nặng, tóc bơ phờ, thấy chồng chạy đến đỡ xách dùm với nụ cười thông cảm.
Hạnh phúc thay đứa con trước khi đi học được bố mẹ xoa đầu: Con học ngoan nhé, rồi trao cho một cái bánh ngọt hay một viên kẹo để nhấm nháp giờ ra chơi.
“Một ngày gia cảnh an vui,
Một ngày gieo vãi nước trời bên trong”
Vui tươi là một thứ sinh tố hảo hạng nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình, là liều thuốc bổ làm tăng sức khoẻ, thể lý, tâm lý và tâm linh.
“Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con… Thầy nói điều đó để niềm vui của Thầy ở trong các con và niềm vui của các con được trọn vẹn” (Ga 15,11)
GIÁ TRỊ CỦA NỤ CƯỜI
“Nở một nụ cười là đã loan báo Tin mừng Tình thương” (Mẹ Calcutta)
“Cười chỉ trong khoảnh khắc
Mà ấn tượng bền lâu
Nụ cười mang hạnh phúc,
Cho mái nhà ấm êm,
Cho gia đình tươi mát,
Vườn hạnh phúc an vui”.
Vậy bạn hãy cười lên như món qùa trao tặng
Cho ngay người bên cạnh,
Để mở cửa lòng ra
Đời tươi mát chan hòa”.
Nụ cười không thể mua,
Không thể mượn,
Không thể ăn cắp được,
Chỉ có thể tặng nhau.
Vậy bạn hãy cười lên
Đối vơí ai đơn bạc,
Gặp lắm cái không may,
Đang cần được lấp đầy,
Với nụ cười của bạn
Bài hát: Nụ cười bất diệt
Nụ cười nở trên môi vơí người thân kẻ xa gần
Nụ cười vẫn trên môi trong gia đình, ngoài khu phố.
Nụ cười vẫn trên môi, mong ủi an người xấu số,
Nụ cười sáng trên môi như dầu thơm, như nguồn ơn từ trời cao.
Nụ cười nở trên môi, gieo nguồn vui cho mọi người,
Nụ cười nở trên môi, đem Tin Mừng vào thế giới,
Nụ cười nở trên môi, xe chặt dây tình liên đới,
Nụ cười sáng trên môi, như hiện thân của Tình Thương đang trào dâng.